Cho dù bạn đang băn khoăn không biết mình có phải là cha của một đứa trẻ hay không, không biết cha ruột của mình là ai hay bạn chỉ muốn kiểm tra quan hệ cha con của mình, xét nghiệm quan hệ cha con tại GEN VIỆT có thể giúp đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn và gia đình.
Hầu hết các xét nghiệm quan hệ cha con của GEN VIỆT có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Sau khi hoàn thành việc tự thu mẫu tại nhà, bạn chỉ cần gửi mẫu của mình đến văn phòng nhận mẫu của GEN VIỆT. Chúng tôi sẽ thực hiện xét nghiệm tại phòng Lab đạt tiêu chuẩn quốc tế và ban hành bản kết quả phân tích ADN trong 2-3 ngày làm việc.
Xét Nghiệm ADN Cha Con của GEN VIỆT sẽ phân tích 24 locus gen để xác định quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ và người cha nghi vấn.
Xét nghiệm ADN Cha Con là dịch vụ xét nghiệm huyết thống phân tích ADN nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ và người Cha nghi vấn.
Mẫu làm xét nghiệm ADN Cha Con được dùng có thể là:
Trong đó, loại mẫu phổ biến được các đơn vị xét nghiệm sử dụng hiện nay là mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng được lấy thông qua đầu tăm bông thấm nước bọt.
Độ chính xác của công nghệ là như nhau đối với tất cả các loại mẫu sinh phẩm của cùng 1 người: > 99,999999%
Thời gian để có kết quả phân tích ADN xác định huyết thống Cha Con là trong 2-3 ngày làm việc.
Trường hợp quý khách hàng cần có kết quả nhanh thì Trung tâm có gói dịch vụ trong 24 tiếng là có kết quả phân tích ADN.
Ngoại trừ các tác nhân gây đột biến chủ động như phóng xạ, UV, chất độc hóa học..., ADN của mỗi người là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
Do đó, kết quả xét nghiệm ADN Cha Con tại NOVAGEN cũng sẽ có giá trị lâu dài.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con;
- Ngoài cha, mẹ thì người khai sinh cho con có thể là ông, bà hoặc người thân thích khác. Như vậy, pháp luật tạo điều kiện để khai sinh cho trẻ dù cha, mẹ không thể trực tiếp đến khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền.
Giấy khai sinh chỉ được cấp 01 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
Trong một số trường hợp, khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh lại mất nhiều thời gian hơn so với đăng ký khai sinh lần đầu, thông thường là trong 05 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì mất từ 05 - 08 ngày làm việc.
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.
Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố.
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định được bố thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về bố trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận thì pháp luật hiện nay hoàn toàn cho phép con khai sinh mang họ mẹ.
Bởi đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng hoặc người vợ nhờ mang thai hộ (Căn cứ vào Điều 15 Luật Hộ tịch).
Về cơ bản, thủ tục đăng ký khai sinh cho con do mang thai hộ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Ngoại trừ vì được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.
Luật Cư trú giải thích rõ, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là nhà ở, phương tiện hoặc địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ…
Nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Mặt khác, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha/mẹ. Vì thế, trẻ hoàn toàn có thể được khai sinh tại nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.
Tham khảo: Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh
Câu hỏi: Con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh nếu người cha muốn nhận con, muốn ghi thông tin về người cha vào giấy khai sinh của người con thì có cần xét nghiệm ADN để làm thủ tục nhận cha con không?
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 điều 16 thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28-5-2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì:
" Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật được quy định tại điều 5 thông tư này.
Như vậy, trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh, nếu đi đăng ký khai sinh mà vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con (như quy định trước đây).
Có nghĩa người cha nếu muốn nhận con thì không phải làm bất cứ thủ tục gì khác, như xét nghiệm ADN... mà chỉ cần văn bản thỏa thuận vợ chồng thừa nhận là con chung, kèm theo xuất trình giấy chứng sinh của trẻ, giấy đăng ký kết hôn thì UBND cấp xã sẽ giải quyết.
Câu hỏi: Tôi đang có thắc mắc liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh cho con, mong được GEN VIỆT giải đáp.
Con tôi năm nay gần 3 tuổi nhưng gia đình tôi chưa đi đăng ký khai sinh cho cháu. Mẹ cháu thì đã bỏ đi, chúng tôi cũng chưa đăng ký kết hôn, vậy tôi có thể làm giấy khai sinh cho cháu và thực hiện thủ tục nhận cha con có được không? Tôi có nhất thiết phải xét nghiệm ADN để làm giấy khai sinh cho con hay không? Tôi tham khảo thì thấy chi phí khá tốn kém nên thắc mắc về vấn đề này. Mong đượcGEN VIỆT hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ pháp lý
Tại Đều 14 Luật Hộ tịch quy định rõ nội dung đăng ký khai sinh gồm những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân như thông tin của người được khai sinh (họ, tên, giới tính, năm sinh, dân tộc…); thông tin về cha mẹ của người đó; số định danh cá nhân…
Theo quy định đó, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi đi đăng ký khai sinh được nêu tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch:
– Tờ khai theo mẫu;
– Giấy chứng sinh. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh…
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu cha mẹ của trẻ đăng ký khai sinh đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Như vậy, có thể thấy rằng , khi khai sinh cho con không bắt buộc phải xuất trình đăng ký kết hôn trừ trường hợp cha mẹ đã kết hôn. Nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì con sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha hoặc mẹ.
Theo Điều 15 Nghị định 123 năm 2015, nếu chưa xác định được cha hoặc mẹ thì phần ghi cha hoặc mẹ sẽ bỏ trống trong sổ hộ tịch và giấy khai sinh
Căn cứ Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con, cụ thể như sau:
“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Căn cứ theo quy định Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP về kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con như sau:
“Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Theo đo, đối với trường hợp làm giấy khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con thì cần chuẩn bị tờ khai đăng ký khai sinh và tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu; giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con.
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng từ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Theo quy định trên, trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Như vậy, không bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN để làm giấy khai sinh cho con. Hai bên có thể làm cam kết và có ít nhất hai người làm chứng ký là được.
Làm giả bản kết quả xét nghiệm ADN là một hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Xét nghiệm ADN được biết đến là bằng chứng khoa học chính xác nhất để xác định chính xác mối quan hệ huyết thống. Bản kết quả xét nghiệm ADN ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, số phận, hạnh phúc của gia đình. Vì vậy, việc làm giả bản kết quả xét nghiệm là một hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh. Mời bạn đọc theo dõi những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây!
Ngày nay, cuộc sống hiện đại làm nảy sinh và thường trực nhiều mối quan hệ phức tạp đi kèm với nhiều nghi vấn, trong đó có những nghi vấn liên quan đến quan hệ huyết thống, ruột thịt. Vì vậy, nhu cầu xét nghiệm ADN ngày càng tăng cao.
Mỗi bản kết quả xét nghiệm ADN có thể là niềm vui của gia đình này nhưng cũng có thể là nỗi buồn, là sự chia ly của một gia đình khác… nhưng sau cùng mọi nghi vấn sẽ được giải tỏa, và không bí mật nào về huyết thống còn bị che giấu với xét nghiệm ADN.
GEN VIỆT hiểu rằng, bản kết quả xét nghiệm ADN có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời, số phận của một người và hạnh phúc gia đình. Vì vậy, bằng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi cam kết không làm giả hay thay đổi kết quả xét nghiệm dựa trên mẫu phẩm được cung cấp. Kết quả xét nghiệm ADN là duy nhất, được bảo mật, không thể thay đổi hay tác động.
Chúng tôi luôn mong muốn mỗi kết quả xét nghiệm ADN sẽ là minh chứng cho sự chân thành, chung thủy và là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình khi giải tỏa được những nghi ngờ.
Căn cứ vào Điều 341 của Bộ luật hình sự 2015:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, việc làm giả kết quả ADN, sử dụng kết quả ADN giả được coi là làm giả tài liệu của cơ quan, sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức nên theo quy định của Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Trường hợp phạm tội có tổ chức có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Trường hợp làm giả hoặc sử dụng kết quả ADN giả để chiếm lợi bất chính 50.000.000 đồng thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu bạn phát hiện cá nhân hoặc tổ chức nào đó có hành vi làm giả giấy xét nghiệm ADN hoặc sử dụng giấy xét nghiệm ADN giả, hãy tố cáo lên cơ quan công an để được xem xét, điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc này có thể được thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.
Có nhiều loại xét nghiệm ADN khác nhau, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm ADN phổ biến bao gồm:
1. Xét nghiệm ADN huyết thống được sử dụng để xác định quan hệ huyết thống giữa các cá thể.
2. Xét nghiệm ADN pháp y được sử dụng để giải quyết các vụ án hình sự
3. Xét nghiệm ADN di truyền được sử dụng để nghiên cứu các đặc điểm di truyền của con người.
Xét nghiệm ADN có độ chính xác cao, lên đến 99,9999%. Độ chính xác của kết quả xét nghiệm ADN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó là quy trình lẫy mẫu xét nghiệm.
Người có nhu cầu xét nghiệm ADN sẽ liên hệ với trung tâm xét nghiệm để được tư vấn và đăng ký xét nghiệm. Tại đây, chuyên viên trung tâm sẽ giải thích về quy trình xét nghiệm, chi phí xét nghiệm và các vấn đề liên quan.
Lấy mẫu ADN là bước quan trọng nhất trong quy trình xét nghiệm ADN. Mẫu ADN được lấy từ các đối tượng tham gia xét nghiệm, tùy thuộc vào loại xét nghiệm và mục đích xét nghiệm.
Nếu mục đích xét nghiệm ADN mang tính chất dân sự chỉ để biết mối quan hệ thì gia đình chỉ cần cung cấp mẫu xét nghiệm cho trung tâm xét nghiệm
Nếu mục đích xét nghiệm ADN mang tính chất hành chính nghĩa là giấy chứng nhận được dùng để làm thủ tục nhận cha - con, làm giấy khai sinh, giải quyết chanh chấp với tại tòa án, quyền thừa kế ....thì chuyên viên tại Trung tâm xét nghiệm ADN sẽ trực tiếp lấy mẫu và ghi hồ sơ.
Các mẫu ADN được lấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Quá trình phân tích ADN sẽ mất khoảng 2 ngày cho tới 1, 2 tuần tùy từng loại mẫu và mối quan hệ.
Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi đến người có nhu cầu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm ADN sẽ có 2 trường hợp:
Thủ tục xét nghiệm ADN về cơ bản có sự khác nhau giữa các đơn vị thực hiện, mối quan hệ huyết thống, mẫu thực hiện,... Tuy nhiên chúng đều tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản. Vậy xét nghiệm ADN cần những thủ tục gì? Cần chuẩn bị những gì? Quy trình ra sao? Trong bài viết này, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ các thông tin trên.
Thủ tục làm xét nghiệm ADN cần chuẩn mẫu xét nghiệm, giấy tờ tùy thân và chi phí.
Khách hàng cần chuẩn bị một trong những loại mẫu sau:
Khách hàng có thể tự lấy mẫu tại nhà đối với những mẫu xét nghiệm không yêu cầu quá cao về chuyên môn và cách bảo quản đặc biệt như: móng tay, móng chân, mẫu máu, tóc, niêm mạc miệng. Việc tự lấy mẫu tại nhà phù hợp với những xét nghiệm không mang tính pháp lý.
Với các mẫu xét nghiệm có xâm lấn, đòi hỏi kỹ thuật cao và yêu cầu bảo quản đặc biệt như xét nghiệm ADN thai nhi, khách hàng cần tới trung tâm để lấy máu. Ngoài ra, những xét nghiệm có tính pháp lý cũng được yêu cầu lấy mẫu trực do chuyên viên thu mẫu của trung tâm xét nghiệm .
Lưu ý: Mẫu thông thường và đặc biệt đều có độ chính xác cao nếu có quy trình lấy mẫu đúng. Tuy nhiên, mẫu đặc biệt có chi phí xét nghiệm cao, thời gian chờ lâu và chứa rủi ro lấy thiếu ADN, nhiễm mẫu. Vì thế, khách hàng nên ưu tiên xét nghiệm ADN bằng mẫu thông thường.
Lấy mẫu tóc cần phải có chân, lấy đúng kỹ thuật để tránh kết quả sai sót
Bên cạnh mẫu xét nghiệm thì xét nghiệm ADN cần giấy tờ gì? Xét nghiệm ADN chia thành hai nhóm mục đích khác nhau, tương ứng với việc các loại giấy tờ cần cung cấp cũng khác nhau.
Chi phí thực hiện xét nghiệm ADN thường trong khoảng 2.000.000 đến 7.000.000 đồng/ mẫu , phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: